[tintuc] Bàu Ông tại Tây Ninh là câu chuyện khá thú vị về một địa danh nổi tiếng tại Tây Ninh. Hãy cùng Vé Cáp Treo Núi Bà Đen tìm hiểu về địa điểm này nhé!
Bàu Ông lại thuộc về ấp Bàu Tép kế bên, cách Bến Đình khoảng gần 2km. Chính là tại đây vào năm 1985, Bảo tàng tỉnh đã phát hiện một điêu khắc đá hình hoa sen tuyệt đẹp, nằm trên bờ phía Tây một chiếc bàu nước hình chữ nhật.

Bàu có kích thước rộng 57m (hướng Bắc Nam) và dài 73m (hướng Đông Tây). Bàu sâu 1,3 đến 1,5m, được người dân canh tác trồng lúa vào mùa cạn. Bờ bàu rộng từ 16 đến 20m, vẫn còn nguyên các cây cổ thụ xen với cây chồi và nhiều bụi dây leo rậm rạp.
Tại nơi có bông sen đá ấy, đã từng có nhiều người dân đến thắp nhang dâng hoa trái thờ Ông. Khi ấy, bông sen này được gọi là Ông Đá. Do vậy mà bàu cũng được mang tên gọi Bàu Ông. Bông sen có kích thước lớn, được tạc ra từ nguyên một khối sa thạch, hiện cao khoảng 0,9m và đường kính khoảng 0,8m.
Đấy cũng chính là bông sen đá được Bảo tàng tỉnh lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền xét tặng là bảo vật quốc gia vào cuối năm 2017, hiện vẫn chờ kết quả.
Một đặc điểm khá lạ là trên khu gò bên bàu nước này lại hoàn toàn không phát hiện những viên gạch xây tháp cổ; điều thường thấy ở đa số các di chỉ có cấu trúc bàu – gò đã phát hiện ở Tây Ninh.
Tại báo cáo khoa học “Điều tra, xác định và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy các di tích khảo cổ học ở Tây Ninh”, năm 2011, các nhà nghiên cứu đã đánh giá sơ bộ rằng: “Có thể Bàu Ông được đào trong thời kỳ hậu Óc- eo khoảng thế kỷ thứ X-XI sau công nguyên”.
Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng, bông sen (cùng một lỗ đục lõm phía trên đỉnh để đặt vào một viên đá hình trụ tròn) là một cặp ngẫu tượng thờ Linga và Yoni. Nếu đúng vậy thì quả thật, bông sen đá là một ngẫu tượng thờ độc đáo và duy nhất của nền văn hóa Bà-la-môn thuở trước. Đây chính là điều được nhấn mạnh trong hồ sơ trình đề nghị xếp hạng hiện vật này là bảo vật quốc gia.
Điều khá lạ lùng là cho đến nay, Bàu Ông cũng chưa được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh hay quốc gia. Mặc dù có thể nói đây chính là một cấu trúc bàu – gò được bảo vệ toàn vẹn nhất so với mọi di chỉ khảo cổ tương tự ở tỉnh nhà.
Nhờ vậy, Tiên Thuận tới nay vẫn còn một cảnh quan hoang sơ tuyệt sắc. Vừa có cây cao bóng cả, dây leo cỡ bắp chân bắp tay bò nguềnh ngoàng dưới đất hoặc chằng chịt trên các cây cổ thụ; lại vừa có một khoảng ruộng xanh non ở giữa. Nơi đây lưu giữ ký ức của rừng già Quang Hóa, từng được ghi nhận trong sách Gia Định thành thông chí.
Có lẽ cũng chính vì chưa phải là di tích, nên những người yêu mến Bàu Ông đã gần như tự do thể hiện lòng sùng kính trên gò. Bằng chứng là khu gò bây giờ đã có một diện mạo kiến trúc tâm linh hoàn toàn đổi khác.
Tại bờ Tây của bàu, nơi có bông sen đá nay đã là một ngôi miếu (hoặc đền) khá lớn. Kiến trúc này có mặt bằng rộng 5,2m, dài 6,4m, với 4 trụ xây lớn nâng đỡ một hệ kèo sắt, lợp tôn màu giả ngói. Nền nhà được lót gạch men. Phía trước còn là một dàn mái khung thép nhẹ, lợp tôn như kiểu ngôi võ ca ở các miếu, đình.
Bông sen đá (Ông Đá) nay được ngự giữa nền gạch men sáng bóng. Ông cũng được khoác lên tấm vải đỏ có tua vàng làm áo khoác. Bình bông, nhang đèn, lư hương cùng những hạc chầu, tượng ngựa đứng bên.
Trong và ngoài ngôi thờ tự này còn có cả gần chục ngôi miễu nhỏ. Nào tả ban, hữu ban; nào sơn thần thổ địa hoặc mười hai vị thần tài. Phía ngoài cũng có vài ngôi, thờ những vị như tổng quản binh hoặc binh gia chiến sĩ… Ngay cả một gò mối trong nền nhà cũng được đặt bảng tên là Thần Mối.
Tại góc phía Đông – Nam của khu bàu gò này, ngày trước chỉ có một ngôi miếu nhỏ thờ Bà (Chúa Xứ). Thì nay đã có thêm các ngôi thờ Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, Bà Thiên Hậu, Bà Cửu Thiên Huyền Nữ.
Ngôi nào cũng được xây cất khang trang với tường xây, mái lợp tôn màu. Miếu nào cũng có tượng các bà ngồi trên ngai với đầy đủ áo mão, xiêm y rực rỡ. Có cả tượng Phật Bà Quán Thế Âm đứng lộ thiên dưới bóng rừng cây.
Bên một vài gốc cây rừng cũng có thêm các bàn thiên chưa rõ thờ ai. Dường như dưới bóng rừng đã hiện diện một bức tranh đa sắc màu tín ngưỡng. Cũng đã có nhiều cái tên được in trên các bộ bàn ghế đá mài hiến tặng. Địa chỉ của họ lại là ở TP Tây Ninh hoặc Chợ Long Hoa.
Vui thì cũng có, bởi “Ông” đã không còn dãi nắng dầm mưa như nhiều năm qua nữa. Nhưng cũng chạnh một chút buồn. Bởi Bàu Ông đã không còn nguyên gốc cũ, chỉ thờ “Ông”.
Tổng hợp bởi L.T.P

Đăng ký trang Fanpage: Vé Cáp Treo Núi Bà Đen để không bỏ lỡ các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và các bản tin vé cáp treo mới nhất từ Phòng Vé Cáp Treo Núi Bà Đen.

Phòng Vé Cáp Treo Núi Bà Đen

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THEO DÕI ĐỂ NHẬN THÔNG TIN NHANH HƠN

close-link

ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ

COMBO BUFFET TỪ 800K NAY CHỈ CÒN 700K
Ưu Đãi Hết Hạn trong:
Mã giảm giá ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TỰ ĐỘNG và giảm giá tới 100K!
close-link
0